Trang chủ Tin tức THỜI SỰ Top 5 ngành công nghiệp trọng điểm năm 2022

Top 5 ngành công nghiệp trọng điểm năm 2022

Danh mục: Tin tức, THỜI SỰ

Theo Báo cáo Tình hình kinh tế – xã hội tháng 9 và 9 tháng năm 2022 của Tổng cục Thống kê, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) 9 tháng năm 2022 tăng 9,63% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngành sản xuất đồ uống có chỉ số IIP tăng cao nhất trong các ngành công nghiệp trọng điểm.

Sản xuất công nghiệp tháng 9/2022 tăng trưởng khá do hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được duy trì và đang dần phục hồi, tốc độ tăng giá trị tăng thêm ước đạt 13% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 12,5% so với cùng kỳ năm 2021; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 16,7%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 8,8%; ngành khai khoáng tăng 16,3%.

Tính chung 9 tháng năm 2022, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp tăng 9,63% so với cùng kỳ năm trước. Đóng góp vào mức tăng trưởng chung, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 10,69%, đóng góp 2,74 điểm phần trăm.

Bên cạnh đó, ngành sản xuất và phân phối điện tăng 7,71%, đóng góp 0,31 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng 7,03%, đóng góp 0,04 điểm phần trăm; ngành khai khoáng tăng 4,42%, đóng góp 0,15 điểm phần trăm trong mức tăng chung.

Xét trong ngành công nghiệp trọng điểm, một số ngành có chỉ số IIP tăng cao so với cùng kỳ năm trước.

Công nghiệp

Cụ thể, sản xuất đồ uống có chỉ số IIP tăng 31,9% so với cùng kỳ, đây là mức tăng cao nhất trong các ngành công nghiệp trọng điểm trong 9 tháng đầu năm. Đứng thứ 2 là sản xuất trang phục có chỉ số IIP tăng 22,5% so với cùng kỳ. Đứng thứ 3 là sản xuất da và các sản phẩm có liên quan có chỉ số IIP tăng 20,4% so với cùng kỳ.

Tiếp theo là ngành sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu cùng có chi số IIP tăng 18,3% so với cùng kỳ. Ở vị trí thứ 5 là ngành ản xuất máy móc, thiết bị chưa được phân vào đâu có chỉ với chỉ số IIP tăng 17,3% so với cùng kỳ năm 2021.

Ngoài ra, chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa tăng 16,4%; sản xuất thiết bị điện tăng 14,9%; sản xuất phương tiện vận tải khác và sản xuất sản phẩm thuốc lá cùng tăng 11,4%.

Theo Anh Ngọc
(Link: Nhịp sống kinh tế)

Similar Posts

Bài viết liên quan

Hoàn thiện hạ tầng giao thông, TP.HCM sẽ kéo giảm chi phí logistics còn 10% GDP Hoàn thiện hạ tầng giao thông, TP.HCM sẽ kéo giảm chi phí logistics còn 10% GDP

Chi phí logistics của Việt Nam đang chiếm quá cao tới 18% GDP, góp phần làm giảm sức cạnh tranh hàng hoá của doanh nghiệp Việt. Theo Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA), tốc độ phát triển của ngành logistics tại Việt Nam những năm gần đây đạt hoảng 14 – 16%, […]

Việt Nam là nước AEON đầu tư lớn nhất trên thế giới Việt Nam là nước AEON đầu tư lớn nhất trên thế giới

Sáng 20/5, tại Hiroshima, trong chương trình làm việc tại Nhật Bản, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có các cuộc tiếp, làm việc với lãnh đạo Tập đoàn AEON và đoàn các doanh nghiệp vùng Trung Nam của Nhật Bản. Tại buổi tiếp ông Akio Yoshida, Chủ tịch điều hành Tập đoàn AEON, Thủ […]

Một năm hồi sinh của kinh tế TP HCM Một năm hồi sinh của kinh tế TP HCM

Sau một năm mở cửa, doanh nghiệp, hàng quán hoạt động nhộn nhịp, loạt chỉ số kinh tế của thành phố phục hồi nhanh hơn dự kiến dù vài tổn thương vẫn còn. Tối 30/9 – một năm sau ngày TP HCM quyết định dỡ phong toả – các hàng quán dọc con đường Bùi […]

Hotline
Zalo