Trang chủ Tin tức THỜI SỰ Chỉ số giá tiêu dùng quý 3/2022 tăng 3.32%

Chỉ số giá tiêu dùng quý 3/2022 tăng 3.32%

Danh mục: Tin tức, THỜI SỰ

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9/2022 tăng 0.4% so với tháng trước chủ yếu do giá hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thiết yếu tăng theo giá nguyên, nhiên, vật liệu đầu vào và một số địa phương tăng học phí năm học mới 2022-2023. CPI bình quân quý 3/2022 tăng 3.32% so với quý 3/2021.

Chỉ số giá tiêu dùng

Trong mức tăng 0.4% của chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9/2022 so với tháng trước, 9 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng và 2 nhóm hàng có chỉ số giá giảm.

Chỉ số giá tiêu dùng bình quân quý 3/2022 tăng 3.32% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Giao thông tăng 10.22%; văn hóa, giải trí và du lịch tăng 4.65%; đồ uống và thuốc lá tăng 3.45%; hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 3.31%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 2.83%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 2.42%; nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 2.31%; may mặc, mũ nón, giày dép tăng 2.03%; giáo dục tăng 1.84%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0.44%. Riêng nhóm bưu chính viễn thông giảm 0.17%.

CPI bình quân 9 tháng năm 2022 tăng 2.73% so với bình quân cùng kỳ năm 2021. CPI 9 tháng năm nay tăng so với cùng kỳ năm trước do một số nguyên nhân chủ yếu sau:

Giá xăng dầu trong nước tăng 41.07% so với cùng kỳ năm trước (tác động làm CPI chung tăng 1.48 điểm phần trăm); giá gas tăng 18.75% (làm CPI chung tăng 0.27 điểm phần trăm).

Giá ăn uống ngoài gia đình tăng 4.38% so với cùng kỳ năm trước (làm CPI chung tăng 0.38 điểm phần trăm) do dịch COVID-19 đã được kiểm soát, nhu cầu ăn ngoài nhà hàng tăng.

Giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở 9 tháng tăng 7.88% so với cùng kỳ năm trước do giá xi măng, sắt, thép, cát tăng theo giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào, tác động làm CPI chung tăng 0.16 điểm phần trăm.

Giá các mặt hàng thực phẩm tăng 0.5% so với cùng kỳ năm trước (làm CPI chung tăng 0.11 điểm phần trăm); giá gạo tăng 1.14% (làm CPI chung tăng 0.03 điểm phần trăm).

Bên cạnh đó, có một số yếu tố góp phần kiềm chế tốc độ tăng CPI 9 tháng năm 2022:

Giá dịch vụ giáo dục giảm 1.88% do một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương miễn giảm học phí trong năm học 2021-2022 do ảnh hưởng của dịch Covid-19, làm CPI chung giảm 0.1 điểm phần trăm.

Giá bưu chính viễn thông giảm 0.42% so với cùng kỳ năm trước do giá điện thoại di động giảm.

Để chủ động ứng phó với những thách thức trước áp lực lạm phát gia tăng, trong thời gian qua Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt các bộ, ngành, địa phương thực hiện đồng bộ các giải pháp bình ổn giá, hạn chế những tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế – xã hội.

Lạm phát cơ bản tháng 9/2022 tăng 0.47% so với tháng trước, tăng 3.82% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 9 tháng năm 2022, lạm phát cơ bản tăng 1.88% so với cùng kỳ năm 2021, thấp hơn mức CPI bình quân chung (tăng 2.73%), điều này phản ánh biến động giá tiêu dùng chủ yếu do giá lương thực và giá xăng dầu.

Theo Nhật Quang
(Báo Tài chính và cuộc sống)

Similar Posts

Bài viết liên quan

Xây dựng hạ tầng nhiều khu công nghiệp tại Thanh Hóa đang chậm tiến độ Xây dựng hạ tầng nhiều khu công nghiệp tại Thanh Hóa đang chậm tiến độ

Thực trạng xây dựng hạ tầng một số khu công nghiệp, đặc biệt là hạ tầng khu công nghiệp trong khu kinh tế Nghi Sơn chưa hoàn thiện, chậm tiến độ so với giấy phép phê duyệt là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc thu hút vốn FDI khó khăn tại Thanh […]

TP HCM: Kỳ vọng đột phá từ hợp tác công tư TP HCM: Kỳ vọng đột phá từ hợp tác công tư

Khởi động lại dự án BT, áp dụng BOT với công trình giao thông hiện hữu… là những chính sách được kỳ vọng giúp thu hút đầu tư để TP HCM phát triển. Bà Lê Thị Huỳnh Mai, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM, nhận định thời gian qua do TP […]

Bổ sung 8 cụm công nghiệp vào quy hoạch Hà Nội Bổ sung 8 cụm công nghiệp vào quy hoạch Hà Nội

Sở Công Thương Hà Nội đã thực hiện thủ tục bổ sung 8 cụm công nghiệp vào Quy hoạch cụm công nghiệp thành phố Hà Nội đến năm 2020, có xét đến năm 2030; tổ chức khởi công đầu tư hạ tầng kỹ thuật 4 cụm công nghiệp, nâng tổng số cụm công nghiệp đã […]

Hotline
Zalo